Nghe qua thì hợp lý, nhưng mình nghĩ nếu phân tích sâu hơn chút thì lại chưa chắc là như vậy. Có khá nhiều trường hợp làm sự tính toán của bạn đi trật đường. Mình đơn cử :
- Các hệ phái có hiệu ứng ngũ hành tốt, khả năng áp chế đối phương cao : Khi đánh nhau, có những hệ phái sẽ rất khó để tiếp cận đối phương và có những phái gây hiệu ứng liên tục lên đối phương, làm đối phương ít có cơ hội phản đòn. Như vậy, ngọc phản đòn có tác dụng hơn ngọc dam trong tình huống này hay ko ? Câu trả lời là KHÔNG!
- Các hệ phái trâu bò, ví dụ Thiếu Lâm : Khi hút được đối phương xung quanh, TL cực trâu, kể cả khắc hệ đánh vào chỉ 200 300hp, tuy nhiên La hán trận vẫn làm tốt công việc giết ng của TL. Ngọc phản dam trong tình huống này có lợi hay ko ? Câu trả lời cũng là KHÔNG!
- Các hệ phái có hệ thống combo nhiều skill riêng biệt, 1 ngọc 25 dam cộng vào công cơ bản có vẻ ko có tác dụng = 50 dam phản lại, nhưng combo 4 5 skill thì sao ? Trường hợp này cũng nói KHÔNG với ngọc phản dam.
- Ngọc phản dam theo mình nghĩ, ko có chí mạng. Chỉ đơn giản, ăn bn dam, phản lại xx% từng đó. Còn ngọc dam cộng sát thương vào skill, chí mạng lên, thì nó lại khác!
- Đột tử đối phương, chỉ có cách tăng sát thương của bản thân, chứ ko trông chờ đc gì từ 15 hay 20% phản đòn. Nó làm cách chơi của mọi người bị trì trệ đi. Ngày trước mình chơi VLTK 1 cũng vậy, chơi TL chưa bao giờ thích con đường max máu dựa vào phản đòn. Đó là cách tăng thiếu sự chủ động, của những người lười.
Phân tích sơ qua đã thấy vậy. Mình nghĩ, ko đơn giản như bạn nói đâu, Leynet ạ